Đối ngoại Quốc phòng Việt Nam - những bước phát triển ấn tượng

28/07/2021

Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã từng bước hội nhập ngày càng sâu hơn vào hệ thống quốc tế và khu vực.

/UploadStore/Anh Admin/khxa.jpg

Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Nam Xu-đăng.

Bước chuyển thật sự mang tính chiến lược về nhận thức và quan điểm đối ngoại của Đảng được thể hiện qua Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 20/5/1988 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Nghị quyết chỉ ra chiến lược đối ngoại của Việt Nam là "thêm bạn, bớt thù", vừa "hợp tác, vừa đấu tranh" cùng tồn tại hòa bình, "mở rộng quan hệ và đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế" với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, thúc đẩy hội nhập quốc tế, phá thế bao vây cấm vận, thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh chính sách đối ngoại với tuyên bố "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".

Bước sang thế kỷ XXI, sau 15 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã được tăng cường, uy tín trên trường quốc tế ngày một nâng cao. Từ đó, Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã có điều chỉnh về phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế" thành "Việt Nam sẵn sàng là bạn" và lần đầu tiên nhấn mạnh thêm "là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Các Đại hội X (4/2006), Đại hội XI (1/2011) và Đại hội XII của Đảng (1/2016) tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là "đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ" và nhấn mạnh thêm là cần "chủ động và tích cực" hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Kế thừa, phát huy thành tựu của 35 năm đổi mới và hội nhập, Văn kiện Đại hội XIII Đảng khẳng định: Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, đồng thời chỉ ra định hướng đối ngoại của Việt Nam trong 5 năm tới bao gồm: "Đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương… Coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng… Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác quan trọng khác; kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước…"(1).

Nhìn một cách tổng quát, chính sách đối ngoại được Đại hội XIII của Đảng thông qua là sự kế thừa và tiếp nối chính sách đối ngoại từ khi đổi mới cho đến nay, đặc biệt nhấn mạnh bối cảnh quốc tế và khu vực ngày càng diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường hòa bình và phát triển của đất nước. Song, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong việc thiết lập, mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng song phương với các quốc gia, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước bạn bè truyền thống và các nước lớn. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng ở các cấp độ khác nhau với hơn 80 nước, trong đó có các nước lớn.

Đối ngoại quốc phòng của Việt Nam đã góp phần thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định an ninh khu vực và trên thế giới. Những đóng góp này đều được khẳng định rõ nét qua hai lần Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Dấu ấn nổi bật là sự tham gia của Việt Nam vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Từ năm 2014 đến nay, chúng ta đã cử được 246 lượt cán bộ, nhân viên Quân đội đi làm nhiệm vụ tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) và các phái bộ Nam Xu-đăng, Cộng hòa Trung Phi. Trong đó, bảy năm qua, Việt Nam đã cử 33 lượt nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến và bốn nữ sĩ quan theo hình thức cá nhân. Sự tham gia tích cực của Việt Nam được lãnh đạo Liên hợp quốc đánh giá cao. Nhân dịp một năm Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã bày tỏ: "Tôi cúi đầu nghiêng mình trước những sĩ quan Việt Nam đã đi một chặng đường dài tới Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung Phi để giúp đỡ những người khốn khổ".

Ở cấp độ khu vực, hợp tác quốc phòng - an ninh đa phương của Việt Nam chính thức được khởi động kể từ khi gia nhập Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF năm 1994). Sau khi trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995, Việt Nam dần từng bước chủ động tham gia vào các cơ chế hợp tác của Hiệp hội như ARF, Đối thoại Shangri-La, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), ADMM+,... Đặc biệt năm 2010, Việt Nam tổ chức thành công ADMM+ lần đầu tiên tại Hà Nội và đưa ra nhiều sáng kiến như: An ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, quân y, chống khủng bố, gìn giữ hòa bình. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến thành lập Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN và Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi và nhiều biện pháp khác hỗ trợ công dân ASEAN.

Bên cạnh hợp tác đối ngoại quốc phòng đa phương, Việt Nam cũng thực hiện thành công các hoạt động đối ngoại quốc phòng song phương. Với Liên bang Nga, Bộ Quốc phòng hai nước đã thống nhất xây dựng cơ chế Đối thoại Chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất công nghiệp quốc phòng,... Với Trung Quốc, hai Bộ Quốc phòng đã triển khai nhiều hợp tác quan trọng như: Phối hợp tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, "Thỏa thuận hợp tác biên phòng", Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung,... Với Hoa Kỳ, quan hệ hợp tác quốc phòng được triển khai với phương châm "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", nhất là sau khi hai nước ký kết "Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng" năm 2011, các hoạt động đối thoại an ninh chính trị, quân sự cấp cao nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và hỗ trợ lẫn nhau được tổ chức ngày một nhiều. Đặc biệt, tháng 6/2015, hai bên đã ký kết "Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ" với 5 nội dung lớn gồm: Tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, như rà phá bom mìn và tẩy độc đi-ô-xin; hợp tác gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên.

Nhìn lại chặng đường 35 năm hội nhập và đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, chúng ta càng thêm tin tưởng và kiên định con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc gia trên trường quốc tế, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

GS, TS PHẠM QUANG MINH (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam thăm và làm việc với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

29/02/2024

Chiều ngày 29/02/2024, Ông Julien Guerrier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chủ trì đón tiếp Đại sứ EU là đồng chí Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Đoàn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

27/02/2024

Sáng 27/02/2024, trong khuông khổ Chương trình Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản cấp Thứ trưởng lần thứ 10, Ông Serizawa Kiyoshi, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa binh Việt Nam. Đồng chí Đại tá Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng, chủ trì buổi tiếp Đoàn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam làm việc với Đoàn Trợ lý Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng Canada

24/01/2024

Chiều 24/01/2024, Đoàn công tác do Ông Peter Hammerschmidt, Trợ lý Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng Canada làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đồng chí Đại tá Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng chủ trì buổi làm việc.

Đoàn công tác Bộ Quốc phòng Bê-la-rút thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

20/12/2023

Sáng 20/12, Đoàn công tác do Đại tá Valery Alexandrovich Revenko- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quân sự quốc tế/Bộ Quốc phòng Bê-la-rút làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chủ trì tiếp đón có Đại tá Phạm Mạnh Thắng- Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Tham dự làm việc còn có cán bộ, chỉ huy các phòng ban tại đơn vị.

Đoàn công tác Cục hợp tác An ninh và Quốc phòng Pháp thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

12/12/2023

Ngày 12/12, Đoàn công tác Cục hợp tác An ninh và Quốc phòng Pháp do Thượng tướng Régis Colcombet làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chủ trì tiếp đón có Đại tá Phạm Mạnh Thắng- Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Thư viện ảnh

Hoạt động Gìn Giữ Hòa Bình

Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission

Việt Nam

Phái bộ GGHB LHQ

Phái bộ có lực lượng Việt Nam