Đóng góp của lực lượng GGHB LHQ của Việt Nam đối với nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020 – 2021 của Việt Nam

15/03/2021

/UploadStore/4. Ảnh ĐS Đặng Đình Quý.jpgĐại sứ Đặng Đình Quý,

Trưởng Phái đoàn Thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại LHQ.


Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “… Các nước thành viên trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tê”. Theo đó, Hội đồng Bảo an đảm nhiệm một chương trình nghị sự rất rộng, hiện bao gồm 68 vấn đề từ ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột vũ trang đến các vấn đề theo chủ đề như: Phụ nữ, hòa bình, an ninh; Trẻ em trong xung đột vũ trang… Nếu chia các vấn đề theo khu vực địa lý thì hơn 70% công việc của Hội đồng Bảo an là liên quan đến khu vực Trung Đông và Châu Phi. Chia theo loại hình hoạt động thì khoảng trên 60% công việc liên quan đến các cuộc xung đột đang diễn ra và cùng với chúng là hoạt động của các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ). 

Khác với thời điểm Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ đầu (2008-2009), trong nhiệm kỳ 2020-2021, chúng ta có các lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ hai Phái bộ Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung Phi. 

1. Thực tiễn tham gia các hoạt động tại Hội đồng Bảo an trong năm qua cho thấy, việc tham gia có hiệu quả của các lực lượng GGHB LHQ đã tạo nên tác động tích cực cho công tác tham gia Hội đồng Bảo an của Việt Nam, nhất là trong các khía cạnh sau:

Thứ nhất, góp phần tạo thế cho Việt Nam tại Hội đồng Bảo an. Trong 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an năm 2020, trừ Cộng hòa Dominican và St. Vincent and the Granadine, tất cả các nước đều có lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ. Các nước Ủy viên không thường trực như Đức, Bỉ, Nam Phi có đóng góp khá lớn cho ngân sách GGHB LHQ và cử quân tham gia từ nhiều năm nay. Riêng In-đo-nê-xi-a, hiện có 2.700 nhân viên quân sự và cảnh sát GGHB LHQ tại 09 Phái bộ. Do đó, việc Việt Nam có lực lượng tham gia tại các Phái bộ, đặc biệt là từ khi Việt Nam cử cấp đơn vị - Bệnh viện Dã chiến cấp 2 (BVDC2), thì thực sự đã tạo nên sự khác biệt. Bên cạnh việc đóng góp về chính sách, chúng ta có đóng góp thực tế với con người và nguồn lực cho nhiệm vụ GGHB LHQ và an ninh quốc tế của Hội đồng Bảo an.

Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng tham gia của Việt Nam vào các công việc của Hội đồng Bảo an. Phần lớn các cuộc xung đột vũ trang mà Hội đồng Bảo an phải quan tâm, thường xuyên tham vấn, đưa ra quyết định xảy ra ở các nước chúng ta không có cơ quan đại diện và có bối cảnh rất khác chúng ta. Do đó, thông tin từ các lực lượng tham gia trên thực địa và kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyến thăm lực lượng Việt Nam (như chuyến kiểm tra BVDC2.1 (số 1) tại Nam Xu-đăng) có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xây dựng các kiến nghị về giải pháp cho các vấn đề cụ thể tại các cuộc xung đột. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh cả năm qua, vì đại dịch Covid-19, Hội đồng Bảo an không tổ chức được các chuyến thăm thực địa.

Thứ ba, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam tại Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng. Trong năm qua, sự tham gia có hiệu quả các lực lượng, nhất là BVDC2 và Chương trình huấn luyện GGHB LHQ với mô hình hợp tác ba bên (TPP) đã được Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc nêu gương tại nhiều cuộc trao đổi chính thức với sự có mặt của các thành viên Hội đồng Bảo an và đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Có thể nói, trong con mắt của cộng đồng quốc tế, chính sự gia của các lực lượng GGHB LHQ đã làm hoàn chỉnh hơn hình ảnh đối tác có trách nhiệm của Việt Nam.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch một cơ quan trực thuộc Hội đồng Bảo an. Theo chức năng và thủ tục làm việc của Hội đồng, mỗi thành viên phải đảm nhiệm vị trí Chủ tịch của một cơ quan nào đó. Trong nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam được phân công làm Chủ tịch 03 cơ quan, trong đó có Ủy ban thi hành Nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Nam Xu-đăng. Nghị quyết trừng phạt này khá tế nhị, nó liên quan đến việc cấm vận vũ khí đối với cả Chính phủ Xu-đăng, liên quan đến trách nhiệm của các nước láng giềng của Nam Xu-đăng. Do đó đòi hỏi chúng ta, với cương vị là Chủ tịch, vừa phải duy trì nghiêm lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an lại vừa phải giữ được quan hệ tốt đẹp với Chính phủ Nam Xu-đăng và các nước láng giềng. Do đó, việc lực lượng của chúng ta trên thực địa chia sẻ thách thức với nhân dân và chính phủ Xu-đăng trong bối cảnh đại dịch đã giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình xử lý mối quan hệ này.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi để duy trì và củng cố quan hệ của Việt Nam với Ban Thư ký Liên hợp quốc, đặc biệt là Cục Chính trị và Gìn giữ hòa bình. Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan này như lúc này. Lý do quan trọng nhất là sự tham gia có hiệu quả của Việt Nam tại hai Phái bộ và thành công của Chương trình đối tác ba bên về đào tạo lực lượng GGHB LHQ cho khu vực. Và mối quan hệ tốt với Ban Thư ký đã tạo tác động tích cực đến sự tham gia của Việt Nam tại các phiên họp của Hội đồng Bảo an, nhất là khi Hội đồng Bảo an bàn về chức năng, nhiệm vụ, quá trình gia hạn, cắt giảm hay chấm dứt hoạt động của các phái bộ.

2. Trong năm qua, chúng ta đã tận dụng tốt 5 tác động nói trên vào các hoạt động tại Hội đồng Bảo an. 

Thứ nhất, chúng ta đã tận dụng các thông tin và kinh nghiệm từ thực địa để xây dựng các đánh giá và kiến nghị giải pháp. Trong năm qua, Hội đồng Bảo an họp gần 200 cuộc cấp Đại sứ, bàn về các cuộc xung đột. Bên cạnh thông tin, đánh giá của các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc, thông tin và kinh nghiệm từ thực địa vừa là nguồn bổ sung, vừa là đối chứng giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, cân bằng về diễn biến trên thực địa và đưa ra được những kiến nghị tối ưu từ góc độ của Việt Nam.

Thứ hai, phát huy hình ảnh đối tác có trách nhiệm của Việt Nam tại Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng. Trong các phát biểu công khai cũng như trong các cuộc tham vấn tại Hội đồng, Việt Nam đã tận dụng tối đa các cơ hội để đề cao sự tham gia của các lực lượng trên thực địa. Riêng tại thảo luận công khai, năm qua, chúng ta đã 23 lần đề cập đến sự tham gia của Việt Nam, nhất là của BVDC2 tại Nam Xu-đăng.

Thứ ba, nâng cao hình ảnh của ASEAN tại Hội đồng Bảo an. Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN. Năm 2020 cũng là năm ASEAN có hai thành viên trong Hội đồng Bảo an. ASEANlà một trong những trung tâm đóng gópnhiều nhất cho lực lượng nhân viên quân sự và cảnh sát GGHB LHQ. Hiện, 07 nước ASEAN góp hơn 5.000 quân tại các phái bộ. Chúng ta đã cùng với In-đô-nê-xi-a có 05 phát biểu chung về chủ đề này, vừa đề cao sự đóng góp của ASEAN, vừa nêu được vai trò kép của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN.

Thứ tư, duy trì quan hệ tốt với các bạn bè truyền thống. Đa số các nước có xung đột là các bạn bè truyền thống, những người đã ủng hộ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chúng ta đã tranh thủ các cơ hội trao đổi về sự tham gia của các lực lượng Việt Nam tại Nam Xu-đăng và Trung Phi, duy trì và thúc đẩy quan hệ với các nước này và các tổ chức khu vực mà họ là thành viên. 

3. Năm 2021, chúng ta bước vào năm thứ hai của Nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an với yêu cầu phải tham gia sâu hơn vào các công việc của Hội đồng, sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động GGHB LHQ cần tiếp tục được đẩy mạnh để giữ đà cho các tác động tích cực như đã nêu ở trên. Ngược lại, với vị thế ở Hội đồng Bảo an, và với quan hệ chặt chẽ với Ban Thư ký, đặc biệt là Cục Chính trị và Gìn giữ Hòa bình, Việt Nam cũng cần tranh thủ mở rộng và nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam, nhất là tại các Phái bộ. Theo đó, Việt Nam cần:

Thứ nhất, tăng cường phối hợp về chia sẻ thông tin, đánh giá tình hình để nâng cao hơn nữa chất lượng đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của Hội đồng Bảo an liên quan đến quá trình giải quyết các cuộc xung đột vũ trang, nhất là ở Trung và Nam Phi.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường quan hệ với Cục Chính trị và Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tận dụng vị thế tại Hội đồng Bảo an, phát hiện sớm và tranh thủ các cơ hội để mở rộng và đưa vào chiều sâu sự tham gia của Việt Nam, tại các phái bộ cũng như trong hợp tác đào tạo lực lượng GGHB LHQ ở khu vực.

Thứ ba, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra thực địa ở Nam Xu-đăng, Trung Phi và một số địa bàn tiềm năng ta có thể cử công binh, cảnh sát, vừa để nắm thông tin vừa để xây dựng quan hệ với chính phủ các nước liên quan và phái bộ Liên hợp quốc tại địa bàn.

Thứ tư, hình thành rõ hơn định hướng tham gia rộng hơn, sâu hơn vào hoạt động GGHB LHQ trong thời gian tới, phát huy các thành quả của Nhiệm kỳ 2020-2021 và chuẩn bị cho việc ứng cử và tham gia Hội đồng Bảo an lần tiếp theo của Việt Nam./.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam thăm và làm việc với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

29/02/2024

Chiều ngày 29/02/2024, Ông Julien Guerrier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chủ trì đón tiếp Đại sứ EU là đồng chí Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Đoàn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

27/02/2024

Sáng 27/02/2024, trong khuông khổ Chương trình Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản cấp Thứ trưởng lần thứ 10, Ông Serizawa Kiyoshi, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa binh Việt Nam. Đồng chí Đại tá Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng, chủ trì buổi tiếp Đoàn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam làm việc với Đoàn Trợ lý Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng Canada

24/01/2024

Chiều 24/01/2024, Đoàn công tác do Ông Peter Hammerschmidt, Trợ lý Thứ trưởng phụ trách chính sách Bộ Quốc phòng Canada làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đồng chí Đại tá Phạm Mạnh Thắng - Cục trưởng chủ trì buổi làm việc.

Đoàn công tác Bộ Quốc phòng Bê-la-rút thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

20/12/2023

Sáng 20/12, Đoàn công tác do Đại tá Valery Alexandrovich Revenko- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quân sự quốc tế/Bộ Quốc phòng Bê-la-rút làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chủ trì tiếp đón có Đại tá Phạm Mạnh Thắng- Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Tham dự làm việc còn có cán bộ, chỉ huy các phòng ban tại đơn vị.

Đoàn công tác Cục hợp tác An ninh và Quốc phòng Pháp thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

12/12/2023

Ngày 12/12, Đoàn công tác Cục hợp tác An ninh và Quốc phòng Pháp do Thượng tướng Régis Colcombet làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chủ trì tiếp đón có Đại tá Phạm Mạnh Thắng- Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Thư viện ảnh

Hoạt động Gìn Giữ Hòa Bình

Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission

Việt Nam

Phái bộ GGHB LHQ

Phái bộ có lực lượng Việt Nam