Việt Nam-Australia trao đổi kinh nghiệm về giới, hòa bình và an ninh

22/09/2021

Được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Australia, chiều 22-9, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức cuộc trao đổi kinh nghiệm về giới, hòa bình và an ninh giữa Việt Nam và Australia nhân dịp Chương trình Nỗ lực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2021 (IPE-2021). Cuộc trao đổi diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.


Việt Nam-Australia trao đổi kinh nghiệm về giới, hòa bình và an ninhThiếu tướng, PGS,TS Vũ Cương Quyết đại diện cho Bộ Quốc phòng Việt Nam dự và phát biểu khai mạc cuộc trao đổi.


Phát biểu khai mạc, đại diện cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thiếu tướng, PGS,TS Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nhấn mạnh Việt Nam và Australia đều có những cam kết mạnh mẽ nhằm tăng cường bình đẳng giới, ủng hộ quyền phụ nữ, trẻ em gái và đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, phụ nữ không ngừng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực công tác, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Thiếu tướng, PGS,TS Vũ Cương Quyết khẳng định Việt Nam luôn chú trọng các vấn đề bình đẳng giới và đã nâng cao tỷ lệ nữ quân nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ ở các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) và tại CH Trung Phi (MINUSCA), cao hơn kỳ vọng của Liên hợp quốc và dự định tiếp tục nâng cao tỷ lệ này hơn nữa.

Thiếu tướng, PGS,TS Vũ Cương Quyết bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam cũng như các quốc gia cử quân có thể làm tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn nữa khi cùng chung tay chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ khó khăn, thách thức và cách khắc phục; nhấn mạnh cuộc trao đổi là cơ hội để Việt Nam và Australia đánh giá những khó khăn, thuận lợi đối với việc tham gia của phụ nữ trong các hoạt động hòa bình và an ninh, từ đó rút ra những bài học, đưa ra những sáng kiến để phát huy hiệu quả của việc cân bằng về giới trong các vấn đề an ninh, hòa bình toàn cầu.

Các đại biểu tham dự cuộc trao đổi tại điểm cầu Hà Nội. 


Về phần mình, Trung tướng Cheryl Pearce, cựu Chỉ huy Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại CH Cyrus, Cố vấn cấp cao về giới, hòa bình, an ninh của Lực lượng Quốc phòng Australia ghi nhận những bước tiến của Việt Nam trong thực hiện cam kết đảm bảo cân bằng về giới, lồng ghép vấn đề này trong quá trình huấn luyện quân nhân. Trung tướng Cheryl Pearce nhấn mạnh việc tham gia các hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc chính là cơ hội để phụ nữ đại diện cho hình ảnh quốc gia mình cũng như đóng góp vào nâng cao đời sống của người dân.

Cuộc trao đổi diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tại cuộc trao đổi, các đại biểu tham dự đã thảo luận, đưa ra những đánh giá tổng quan về tầm quan trọng và vai trò của phụ nữ trong các hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cũng như trong lĩnh vực hòa bình và an ninh toàn cầu; chia sẻ những đóng góp quan trọng của phụ nữ; xây dựng lộ trình tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề về hòa bình và an ninh toàn cầu trong tương lai, đồng thời xây dựng năng lực, cải thiện các điều kiện cho phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động về hòa bình và an ninh.

Cùng với những nội dung thảo luận về vấn đề thúc đẩy và hiện thực hóa chủ đề Phụ nữ, Hòa bình và An ninh theo nhiệm vụ được đặt ra trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), các đại biểu cũng trao đổi kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực và những kiến thức hữu ích cho các quân nhân Việt Nam nói chung, nữ quân nhân nói riêng khi tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo hình thức cá nhân và đội hình đơn vị, qua đó góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Tin, ảnh: HOÀNG VŨ


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu ấn kỳ họp lịch sử: Dấu ấn của Bộ Quốc phòng trong dòng chảy lịch sử

02/07/2025

Tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng. Hai luật này đều được 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành khi biểu quyết thông qua.

Chính thức thực hiện chế độ nghỉ phép mới với quân nhân từ hôm nay (1-7)

01/07/2025

Từ hôm nay, chế độ nghỉ phép của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56/2025/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới ban hành.

Công chức, viên chức dân sự được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

27/06/2025

Quốc hội thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cho phép mở rộng diện tham gia, gồm cả cán bộ, công chức, viên chức dân sự ngoài lực lượng công an, quân đội.

"Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc"

26/06/2025

Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết từ một thành viên tích cực, Việt Nam đang từng bước vươn lên khẳng định vị thế chủ động, chuyên nghiệp và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Vững bước ra thế giới, gắn bó với quê hương: Người lính gìn giữ hòa bình trở về thắp lửa nghĩa tình trên đất mẹ Ninh Bình

22/06/2025

Sáng 22/6/2025, tại xóm 11, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam đã phối hợp với Cục Chính trị/BTTM và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức trọng thể Lễ khánh thành và bàn giao Nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Trần Văn Hiến – người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Thư viện ảnh

Hoạt động Gìn Giữ Hòa Bình

Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission

Việt Nam

Phái bộ GGHB LHQ

Phái bộ có lực lượng Việt Nam